LASER LÀ GÌ? 

Laser (viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation) là ánh sáng khuếch đại bằng phát xạ kích thích. Ánh sáng Laser có nhiều tính chất đặc biệt hơn hẳn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo khác, có 3 đặc điểm cực kỳ quan trọng là: có độ đơn sắc lớn, độ kết hợp cao và tính định hướng tốt. Laser đã tạo nên một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau khi ra đời.


Tia Laser được ra đời bắt nguồn từ Thuyết lượng tử của nhà Bác học Albert Einstein (1916). Đến năm 1954, một số nhà bác học người Anh & Mỹ đồng thời sáng chế ra máy phát tia laser ứng dụng vào thực tiễn đầu tiên trên thế giới. Đến năm 1960, các thử nghiệm về laser bắt đầu được áp dụng cho con người, năm 1964 các ca trị liệu, chăm sóc da bằng tia laser lần đầu tiên được tiến hành. Hiện nay, Laser ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống từ mọi lĩnh vực.



Laser (viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation)


CẤU TẠO CỦA TIA LASER

Cấu tạo đèn laser thường có 3 phần:

- Nguồn bơm (hay còn gọi là nguồn năng lượng) có chức năng cung cấp năng lượng cho hệ thống cấu tạo laser. Việc lựa chọn loại nguồn bơm để dùng chủ yếu phụ thuộc vào môi trường kích thích là loại gì. Đây cũng là yếu tố quyết định cách mà năng lượng truyền vào trong môi trường.


- Môi trường kích thích quyết định đến bước sóng & các tính chất khác của ánh sáng laser. Có thể tạo ra nhiều môi trường kích thích khác nhau. Vai trò của chúng là tạo sự kích thích đồng đều giữa các electron để phát xạ kích thích các hạt photon, dẫn đến hiện tượng khuếch đại ánh sáng cần thiết.


- Gương (dùng để tạo hệ thống khuếch đại ánh sáng)



Cấu tạo đèn laser có 3 phần


LASER CÓ CÁC LOẠI NÀO?

Laser chất rắn: Một số loại Laser chất rắn thông dụng như YAG-Neodym, Hồng ngọc (Ruby), Aluminium,..có khoảng 200 chất rắn có khả năng dùng làm môi trường hoạt chất Laser. Tinh thể, gương, được tạo thành từ chất rắn pha với một số tạp chất như crom, neodymium hoặc titan.


Laser chất lỏng: thông dụng nhất là Laser màu. Laser sử dụng chất nhuộm là dùng các dung môi như metan, etan, thêm vào chất nhuộm hữu cơ chiết xuất từ thực vật (coumarin, rhodamine và fluorescent). Đối với loại này cấu trúc của chất nhuộm quyết định đến bước sóng hoạt động của Laser.


Laser chất khí: He-Ne, Heli và Neon, có bước sóng 632,8nm (ánh sáng đỏ, công suất thấp), Argon bước sóng 488 và 514,5nm, CO2 bước sóng 10.600nm (phổ hồng ngoại xa, công suất có thể tới MW).


Laser bán dẫn: Tạo thành nhờ sự chuyển động của  hạt electron giữa vật chất với tầng điện tích khác nhau. Thông dụng nhất là Diot Gallium Arsen, bước sóng 890nm (phổ hồng ngoại gần). 


NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LASER



Nguyên lý hoạt động của Laser


Khi chiếu một chùm ánh sáng vào môi trường vật chất (hệ vật lý lượng tử) chùm ánh sáng sẽ yếu dần do bị hấp thụ bởi môi trường vật chất này. 


Bản chất của quá trình bị hấp thụ này là do các hạt photon (hạt ánh sáng) đã truyền năng lượng kích hoạt các phân tử vật chất nhảy từ trạng thái Ổn định sang trạng thái Không ổn định với mức năng lượng cao hơn.


Sau một thời gian nhất định, các phân tử ở mức Không ổn định sẽ trở về mức Ổn định, đồng thời phát ra photon có năng lượng bằng chính năng lượng mà nó đã hấp thu. Hiện tượng này còn được gọi là Bức xạ.


Các hạt photon bức xạ không nhiều, luôn ít hơn phân tử ở trạng thái Ổn định và tỉ lệ với số phân tử Không ổn định.


Có 2 loại bức xạ:

- Bức xạ tự do là các photon bức xạ phát ra mọi hướng một cách tự do, không có quy luật nhất định.

- Bức xạ kích hoạt là khi các phân tử ở mức cao Không ổn định bị trở về mức Ổn định sớm hơn và sinh ra photon, thì các photon này sẽ có cùng mức năng lượng với các photon của nguồn chiếu đã truyền cho nó.


Như vậy: nguyên lý tạo ra laser là làm cho nguồn sáng chiếu vào môi trường mà hoạt chất laser không bị yếu đi để có thể kích hoạt liên tục các phần tử vật chất cho đảm bảo số phân tử ở mức Không ổn định luôn nhiều hơn so với mức Ổn định và số photon bức xạ được phát sinh tối đa. Để thực hiện điều này ta cần sử dụng các thiết bị đặc biệt, nguồn sáng bức xạ được chọn lọc và khuếch đại quang học để phát ra một chùm sáng đơn sắc, cùng hướng, bước sóng tương đương, độ tập trung cao. Đó chính là ánh sáng tia laser.



Có 2 loại bức xạ: bức xạ tự do và bức xạ kích hoạt


VAI TRÒ CỦA LASER TRONG Y HỌC

Trong y học, Laser được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu đối tượng sinh học phục vụ cho việc chẩn đoán và xét nghiệm. Ngoài ra tia Laser còn là công cụ dùng trong điều trị.


Ngành y học Laser đã hình thành và được coi là một ngành y học mới, với chức năng nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật Laser phục vụ sức khỏe con người. Từ năm 1974 đã có tổ chức “Hội y học Laser thế giới” với 10.000 hội viên thuộc trên 50 nước tham gia.


Ứng dụng Laser được phát triển trong y học là một quá trình phát triển không ngừng với những điểm tiến bộ có tính nhảy vọt. Từ một công cụ hỗ trợ, bổ sung cho các phương pháp điều trị truyền thống, Laser đã thành một phương tiện độc lập và đem lại kết quả cao trong rất nhiều trường hợp.


Khi sử dụng Laser để điều trị thì yếu tố quyết định hiệu quả là liệu trình chiếu, bao gồm các tham số: công suất, mật độ công suất, thời gian chiếu, số lần chiếu, khoảng cách giữa các lần chiếu. Bên cạnh đó đặc điểm của tổ chức cơ thể nơi chiếu cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên kết quả tốt trong điều trị.


Ứng dụng của laser trong y học có rất nhiều, ví dụ như trong chẩn đoán, trong y học cổ truyền, trong phẫu thuật, trong nhãn khoa, trong thẩm mỹ, trong điều trị bệnh ung thư, bệnh răng hàm mặt, bệnh tai mũi họng, bệnh da liễu, bệnh rụng tóc,…


Những thiết bị laser được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là máy chăm sóc da và nón laser mọc tóc:

Trong lĩnh vực làm đẹp chăm sóc da, công nghệ laser đã tạo nên bước đột phá quan trọng trong việc điều trị thẩm mỹ, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng như xóa xăm, điều trị nám, tàn nhang, lão hóa da, rối loạn sắc tố da, tái tạo da,..



Laser trong lĩnh vực làm đẹp


Ưu điểm vượt trội của công nghệ Laser đối với tóc

- Sử dụng laser trẻ hóa, kết hợp điện di và tinh thể nano tác động tập trung và trực tiếp đến hàng ngàn điểm nhỏ riêng biệt để kích thích các nang tóc và tế bào trên da đầu hồi sinh.

- Laser bảo vệ da đầu và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nấm, ngứa, bong tróc, viêm da đầu, điều tiết độ ẩm trên da đầu giúp kiềm dầu và giữ ẩm.

- Tinh thể nano khôi phục từng tế bào tóc giúp kích thích tóc mọc nhiều hơn, khỏe mạnh và bóng mượt.



Công nghệ Laser đối với tóc


THEO DÕI CHÚNG TÔI ĐỂ XEM THÊM NHIỀU BÀI VIẾT HỮU ÍCH

=> https://raudep.vn/

Để được tư vấn về cách chọn sản phẩm mọc Râu Tóc, cách sử dụng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ: